www.tuoitrethoidai.com

Cựu SV kiện NEU đòi bồi thường 36 tỷ: ‘Trần ai’ hơn 20 năm đi đòi bằng cử nhân

TTTĐ – Ông Dương Thế Hảo nguyên là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp K26-27 hệ chính quy của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Tòa án nhân dân Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã ra thông báo thụ lý vụ án dân sự số 103/2024/TLST-DS về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, theo đơn khởi kiện của ông Dương Thế Hảo (sinh năm 1959, trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Bên bị kiện là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đại diện theo pháp luật là ông Phạm Hồng Chương – Hiệu trưởng nhà trường.

Trong đơn khởi kiện nêu, ông Dương Thế Hảo nguyên là sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp K26-27 hệ chính quy của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Năm 1989, ông Hảo đã học xong chương trình và hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp với tất cả các môn có kết quả từ đạt trở lên. Sau khi hoàn thành khóa học từ năm 1989 ông Hảo không nhận được bằng tốt nghiệp đại học, cho tới khi ông có đơn khởi kiện thì Trường Đại học Kinh tế Quốc dân mới trả bằng tốt nghiệp và hồ sơ cá nhân cho ông vào năm 2019.

Việc làm này của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã gây ra hàng loạt hậu quả, thiệt hại cho cá nhân ông Dương Thế Hảo và gia đình trong thời gian dài. Do vậy, ông Hảo yêu cầu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải bồi thường thiệt hại cho ông.

Vụ việc này cũng trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trên một số diễn đàn trong những ngày vừa qua. Để tìm hiểu, làm rõ câu chuyện nêu trên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Dương Thế Hảo – người nộp đơn khởi kiện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân .

Hành trình mòn mỏi đi “đòi” bằng tốt nghiệp đại học và hồ sơ gốc

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Dương Thế Hảo cho biết, hành trình đi “đòi” tấm bằng cử nhân và một số giấy tờ, hồ sơ gốc liên quan của ông vô cùng gian nan, vất vả.

Theo chia sẻ của ông Hảo, ông không được nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học dù năm 1989 ông đã học xong chương trình và hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp với tất cả các môn có kết quả từ đạt trở lên. Bên cạnh đó, hồ sơ cá nhân ông đã nộp vào trường khi nhập học và bị giữ suốt thời gian dài bao gồm: Sơ yếu lý lịch cá nhân, bằng tốt nghiệp và học bạ trung học phổ thông, giấy khai sinh, quyết định xuất ngũ, lý lịch quân nhân…

Suốt nhiều năm qua, ông không đếm xuể bao nhiêu lần đến Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để đề nghị cấp bằng cử nhân và trả lại các giấy tờ tùy thân quan trọng nhưng đều không có kết quả như mong muốn.

“Suốt bao nhiêu năm qua, hàng trăm lần tôi đến trường để đòi bằng tốt nghiệp. Việc trường giữ bằng tốt nghiệp và hồ sơ cá nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của tôi, gia đình tôi. Tôi tốt nghiệp đại học năm 1989 nhưng không được cấp bằng tốt nghiệp mà chỉ được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành khóa học, đã thi tốt nghiệp để đi xin việc.

Tôi đã nhiều lần đến trường để đề nghị được cấp bằng tốt nghiệp nhưng nhà trường cứ khất lần, khi thì nói với tôi là thiếu phôi bằng tốt nghiệp, khi thì nêu lý do người phụ trách đi vắng”, ông Hảo nghẹn ngào nói.

Cũng theo chia sẻ của ông Hảo, năm 2017, lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có văn bản trả lời thư đề nghị của ông, trong đó nêu: “Không tìm thấy hồ sơ cá nhân của ông Dương Thế Hảo; Không tìm thấy tên ông Dương Thế Hảo trong Sổ cấp bằng tốt nghiệp đại học; Tìm thấy tên ông Dương Thế Hảo trong Sổ điểm tổng hợp khóa 26, 27″. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cho rằng, Trường không có đủ cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp của ông Hảo; Trường không còn lưu trữ hồ sơ cá nhân của ông Hảo”.

Văn bản này của nhà trường cũng nêu rõ, nếu ông Hảo có đề nghị, Trường có thể xác nhận ba vấn đề: Xác nhận ông là cựu sinh viên lớp Kinh tế công nghiệp khóa 26, 27 tại trường; Xác nhận kết quả học tập của ông theo bảng điểm sao từ sổ gốc; Xác nhận trường không còn lưu trữ hồ sơ cá nhân của ông.

Sau quá nhiều lần đi “đòi” bằng nhưng không được giải quyết, ông Hảo khởi kiện Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội về hành vi không cấp bằng tốt nghiệp đại học và không trả hồ sơ cá nhân. Đến năm 2019, nhà trường trao bằng tốt nghiệp đại học và trả các giấy tờ gốc liên quan nên ông rút đơn khởi kiện.

“Ra tòa họ (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – PV) mới trả bằng tốt nghiệp đại học cho tôi, sau đó thì tôi được thông báo đã tìm thấy hồ sơ cá nhân bản gốc dù trước đó trường luôn khẳng định không tìm thấy hồ sơ cá nhân của tôi”, ông Hảo chia sẻ thêm.

Nhận lại được tấm bằng tốt nghiệp và giấy tờ cá nhân, trong lòng ông cũng phần nào trút bỏ được gánh nặng khiến ông trăn trở suốt hàng chục năm, mặc dù ở tuổi 60 tấm bằng đó cũng chẳng còn nhiều giá trị.

“Tôi hoàn thành khóa học năm 1989 nhưng trường lại ghi năm tốt nghiệp là 1994. Sau đó, tôi tiếp tục yêu cầu nhà trường sửa lại thông tin đó nhưng không nhận được kết quả”, ông cho hay.

Ông Hảo nhẩm tính, đến năm 2019 ông mới được nhận lại tấm bằng tốt nghiệp đại học từ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là hành trình dài đằng đẵng với nhiều đau buồn, khó khăn. Vụ việc này cũng khiến sức khỏe của ông sụt giảm nghiêm trọng.

Cuộc sống gặp “khó trăm bề”

Nhắc đến những ảnh hưởng bởi việc không được trả bằng cử nhân và một số giấy tờ cá nhân bản gốc, giọng của người đàn ông 65 tuổi bỗng trầm lặng lạ thường.

Ông Hảo nhớ lại, năm 1990, ông được giữ vị trí phó giám đốc, rồi sau đó lên giám đốc Xí nghiệp kỹ nghệ đồ gỗ xuất khẩu Hòa Bình. Thời điểm đó, ông được đánh giá khá cao trong công việc. Tuy nhiên, sau 3 năm giữ vị trí đó, đến năm 1993, vì không thể lấy được bằng tốt nghiệp đại học nên ông đành phải giao vị trí đó cho người khác. Quãng thời gian sau đó, ông phải làm rất nhiều công việc khác nhau, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào tạo đại học vì “vướng” bằng cấp.

Năm 1991, ông cùng vợ “về chung một nhà” nhưng không thể tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn vì không có sổ hộ khẩu, giấy tờ cá nhân vẫn đang bị trường giữ. Người con đầu lòng của vợ chồng ông phải gửi về Bắc Giang (quê gốc của ông Hảo – PV) để đăng ký khai sinh và cho con đi học.

Năm 1998, đứa con thứ hai chào đời trong niềm hạnh phúc của cả gia đình. Thế nhưng, ông cũng “lực bất tòng tâm” vì không khai sinh, không đăng ký học cho con được ở Hà Nội, mặc dù vợ chồng ông đều công tác và ở tại đây.

Đến năm 2004, ông Hảo mới làm được thủ tục chuyển hộ khẩu về phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, trước đó, trong sổ hộ khẩu ghi thông tin trước khi chuyển đến là tạm trú – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông Hảo cũng cho biết thêm, việc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân giữ bằng tốt nghiệp đại học và hồ sơ cá nhân bản gốc đã gây thiệt hại cho ông về cả tinh thần và vật chất trong suốt hàng chục năm qua. Việc này đã khiến ông bị tước mất nhiều cơ hội việc làm, cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, học vấn cũng như nâng cao nghiệp vụ.

Ông cho rằng, nhà trường không đưa ra được lý do xác đáng và bản thân ông trong suốt những ngày tháng học tập tại trường không có mâu thuẫn hay vi phạm kỷ luật nào. Ông còn được bầu làm lớp phó phụ trách học tập trong 6 học kỳ, ngoài ra, trong 5 học kỳ ông cũng là sinh viên tiên tiến.

Ông Hảo mong muốn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phải chịu trách nhiệm với những tổn thất mà bản thân ông, gia đình ông đã phải gánh chịu vì không được cấp bằng cử nhân, không được trả lại hồ sơ cá nhân trong suốt thời gian qua.

Trong đơn khởi kiện, ông Dương Thế Hảo liệt kê chi tiết các khoản tiền yêu cầu nhà trường phải bồi thường, bao gồm: Mất thu nhập từ lương 4,5 tỷ đồng; mất thu nhập ngoài lương 1,5 tỷ đồng; gây tổn thất tinh thần, uy tín, danh dự 2,5 tỷ đồng; mất cơ hội tiếp tục học tập, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ 3,6 tỷ đồng; mất cơ hội hưởng thụ các chính sách, ưu đãi cho cựu quân nhân 2,7 tỷ đồng; mất quyền tham gia các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội khác 1,8 tỷ đồng; mất quyền sở hữu và định đoạt các tài sản thiết yếu 7,5 tỷ đồng; mất quyền tham gia thành lập và sở hữu doanh nghiệp, mất quyền tham gia hoạt động quản lý điều hành doanh nghiệp 5,4 tỷ đồng…

Ông Hảo cũng yêu cầu nhà trường bồi thường chi phí khai sinh, gửi nuôi, xin học cho các con; chi phí đòi các hồ sơ giấy tờ, thuê luật sư…

Tổng thiệt hại mà ông Hảo yêu cầu Trường Đại học Kinh tế quốc dân phải bồi thường là 36,696 tỷ đồng.

“Tôi cũng hy vọng sẽ không bao giờ có câu chuyện như thế này xảy ra nữa, bởi sai sót này đã ảnh hưởng đến cả thế hệ sau. Nhà trường cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của mỗi sinh viên”, ông Hảo nhấn mạnh.

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để có thêm thông tin khách quan về vụ việc này. Nhà trường cho biết đã tiếp nhận thông tin và sẽ có phản hồi lại phóng viên.

Tin mới cập nhật

CÔ TRƯƠNG THỊ YẾN – GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TUẤN XUẤT SẮC ĐĂNG QUANG “HOA KHÔI” THÀNH PHỐ BẾN CÁT 2024

Tối ngày 20/11/2024, tại Quảng trường 30/4 thành phố Bến Cát, vòng chung kết Hội thi “Hoa khôi” thành phố Bến Cát năm 2024 đã diễn ra đầy sôi động và hấp dẫn. Hội thi do Trung tâm Văn hóa Thể thao và Truyền...

“Mãn nhãn” ĐÊM CHUNG KẾT HOA KHÔI THÀNH PHỐ BẾN CÁT 2024

Tối ngày 20/11/2024, tại Quảng Trường 30/4 Thành phố Bến Cát, đêm chung kết cuộc thi Hoa Khôi Thành Phố Bến Cát 2024 đã khép lại với những khoảnh khắc bùng nổ cảm xúc. Khép lại hành trình tôn vinh sắc đẹp, tài năng...

TOP 20 HOA KHÔI THÀNH PHỐ BẾN CÁT 2024 – VẺ ĐẸP HỘI TỤ, TÀI NĂNG TỎA SÁNG

Ngày 16/11/2024, vòng Bán Kết của cuộc thi Hoa Khôi Thành Phố Bến Cát 2024 đã diễn ra thành công, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả. Hai phần thi đặc sắc “Áo Dài” và “Tài Năng” không chỉ là...

HOT: Huỳnh Thị Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024

NHẬT BẢN – Huỳnh Thị Thanh Thủy, 22 tuổi, vượt 75 thí sinh để giành vương miện Miss International 2024, tối 12/11 (giờ Hà Nội). THANH THỦY đăng quang, nhận vương miện từ người tiền nhiệm – Andrea Rubio, người Venezuela. Thí sinh Bolivia, Tây...

MÃN NHÃN SHOW DIỄN THỜI TRANG HOA HẬU DI SẢN ÁO DÀI VIỆT NAM 2024 TẠI THÀNH CỔ SƠN TÂY

Tối ngày 11/11, Thành cổ Sơn Tây trở thành tâm điểm chú ý với show diễn thời trang đẳng cấp của cuộc thi “Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024”. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước tiến quan trọng của các...

NGÀY 2 CÙNG CÁC THÍ SINH HOA HẬU DI SẢN ÁO DÀI VIỆT NAM 2024: KHÁM PHÁ DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI SƠN TÂY

Ngày thứ hai trong hành trình tìm kiếm ngôi vị Hoa hậu Di sản Áo dài Việt Nam 2024, các thí sinh tài năng đã cùng nhau trải nghiệm một chuyến đi đầy cảm xúc tại vùng đất giàu truyền thống lịch sử –...

Top 60 Thí Sinh Hoa Hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024 Quy Tụ Tại Nhà Chung: Bản Giao Hưởng Của Sắc Đẹp Và Văn Hóa

TTTĐ – Top 60 Thí Sinh Hoa Hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024 Quy Tụ Tại Nhà Chung: Bản Giao Hưởng Của Sắc Đẹp Và Văn Hóa Việt. Hà Nội – Ngày 9 tháng 11 năm 2024, vòng Top 60 thí sinh...

Hoạt Động Của Dàn Thí Sinh Hoa Hậu Di Sản Áo Dài Việt Nam 2024 Khi Gia Nhập “Ngôi Nhà Chung”

TTTĐ – BÍ QUYẾT MAKEUP GIÚP TOP 60 TỎA SÁNG TẠI HOA HẬU DI SẢN ÁO DÀI VIỆT NAM CÙNG MENTOR THANH THƯ LÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TIÊN TẠI NHÀ CHUNG. Trong cuộc thi kéo dài của Hoa hậu Di sản Áo dài Việt...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *